Những chú ý trong giao tiếp với người Nhật Bản
Thu, 30 Nov 2017 11:50:34 AM GMT + 7 Print Email Share:
Bất cứ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành những kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.
Văn hóa Nhật Bản
Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.
1. Lần đầu tiếp xúc
Trong màn chào hỏi khi lần đầu tiếp xúc, sau khi tự giới thiệu tên, người Nhật thường cúi chào và nói: “Rất mong sự giúp đỡ của bạn” (Trong khi có thể bạn thực sự chẳng giúp gì cho họ hoặc cũng không liên quan đến công việc của họ).
Trong chào hỏi, việc ôm hôn, bắt tay hay vỗ vai không phải là thông lệ, có chăng thì cũng chỉ khi uống với nhau chút đồ uống gì đó. Giữ khoảng cách là điều rất quan trọng với người Nhật. Nếu không sẽ bị coi là xô bồ, gây khó chịu.
Cách thể hiện đầy thiện cảm với người Nhật Bản
Hành động cúi gập người trước người khác rất được để ý và đầy hàm ý. Cúi chào là phong tục của người Nhật. Khi đối phương cúi chào mà mình vẫn đứng nguyên thì quả thật là thất lễ, vì thế người kia cũng cúi chào theo.
Khi cúi chào, nữ giới thường để hai tay phía trước, còn nam giới để hai tay bên hông. Góc độ cúi chào cũng thể hiện mức độ thân thiết, thái độ lịch sự. Nếu cúi đầu khoảng 15 độ thì tương đương với xã giao hàng ngày, còn nếu cúi đầu khoảng 30 độ thì là lời chào tôn kính hơn và thường được sử dụng trong lần tiếp xúc đầu tiên. Góc chào 45 độ thể hiện sự trịnh trọng, sự cảm ơn sâu sắc cũng như mong muốn hợp tác.
Trao danh thiếp khi giao tiếp với người Nhật Bản
Sau màn chào hỏi, công việc tiếp theo và không thể thiếu là trao danh thiếp. Người Nhật thường không giới thiệu tỉ mỉ về bản thân như chức vụ, nghề nghiệp , công ty, nơi ở…mà chỉ cần qua danh thiếp là họ đã có thể biêt được điều đó.
Người Nhật rất cẩn thận khi trao danh thiếp, bao giờ họ cũng hướng danh thiếp về phía đối phương, sao cho đối phương nhìn thấy ngay toàn bộ danh thiếp chứ không đơn thuần là đưa danh thiếp. Nếu khi trao mà danh thiếp bị lộn ngược hay quay mặt trái về phía đối phương thì bị coi là không tôn trọng.
Đương nhiên khi được trao danh thiếp thì bản thân cũng phải chuẩn bị danh thiếp và trao lại. Khi nhận được danh thiếp, phải thể hiện thái độ trân trọng bằng cách giữ gìn cẩn thận và cất gọn vào sổ tay, tránh việc nhét luôn vào túi hoặc bỏ tạm ra đâu đó.
>> Chia sẻ về văn hóa cúi chào của người Nhật Bản khi phỏng vấn đi XKLĐ.
2. Tắm
Văn hóa tắm nước nóng tại Nhật Bản
Sau các cuộc đàm phán, thương thảo, người Nhật thường hay đi tắm để thư giãn. Khi đi tắm cùng thì việc xát xà phòng vào người dứt khoát phải làm sao cho tất cả người đều thấy – cho dù trước đó đã tắm cẩn thận.
>> Khám phá văn hóa tắm chung tại Nhật Bản
3. Uống rượu
Văn hóa uống rượu rại Nhật Bản
Không nên đi uống rượu một mình, không được rót rượu cho riêng mình mà tôi rót cho bạn, bạn rót cho tôi. Rượu Sake thường được uống cạn. Say rượu được thể tất một cách đặc biệt ở Nhật. Chỉ khi trong tình trạng say, bạn mới có thể thoái mái nói ra quan điểm riêng của mình mà không lo bị trách lỗi.
4. Quà tặng
Tặng quà tại Nhật Bản
Một số lưu ý khi tặng quà cho người Nhật:
Không bao giờ được phép tặng người Nhật các món quà như dao, kéo và cái mở thư vì người Nhật coi những thứ đó là điểm báo hiệu chia tay, phân ly hoặc ly hôn
Không được tặng tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn vì chúng bị coi là không tao nhã. Đối vói người Nhật, chúng biểu tượng cho “mắn” trong sinh sôi nảy nở hoặc thủ đoạn.
Quà thường được trao tặng kèm với lời nói: “ Mặc dù nó không có giá trị gì, nhưng xin ông/bà hãy vui lòng nhận cho”.
Không được phép mở món quà được tặng ngay trước mặt người tặng vì như thế sẽ bị coi là tham lam.
5. Tiết chế cảm xúc
Xin đừng bao giờ để sa vào tranh cãi với người Nhật. Người Nhật không tranh cãi công khai. Nếu có chuyện gì xin bạn hãy cố gắng che giấu suy nghĩ và ấn tượng riêng, nói thẳng ra hoặc để người Nhật nhận thấy sẽ bị coi là không tinh tế.
6. Trang phục
Nguyên tắc là sang trọng và hợp mốt. Người Nhật rất để ý và coi trọng chất lượng, đẳng cấp. Ăn vận xuềnh xoàng bị coi là không tôn trọng họ. Bạn còn phải đặc biệt để ý đến đôi tất vì rất nhiều trường hợp không ngồi vào bàn để trao đổi mà ngồi thấp, phải cởi bỏ giầy.
Người Nhật cũng rất coi trong trang phục trong khi giao tiếp
7. Karaoke
Không được từ chối lời mời đi hát karaoke, nếu bạn hát được một vài bài dân ca của dân tộc mình thì sẽ được người Nhật đánh giá rất cao. Ai không có khả năng này thì co thể thay thế bằng chơi nhạc cụ, biểu diễn nghệ thuật.
8. Trả tiền
Văn hóa Nhật Bản
Nếu bạn muốn trả tiền chứ không để người Nhật trả tiền khi đi ăn thì trước đó bạn phải nói với người phục vụ. Không được tính cộng lại, kiểm tra các con tính trên hóa đơn hóa đơn thanh toán, sa đà công khai vào chuyện tiền bạc như vậy bị coi là không tinh tế, thiếu tao nhã.
Khi ăn cơm ở Nhật, bạn nên chú ý ăn hết cơm trong bát, nếu không thích thì cũng chỉ được để lại chút ít thôi. Người Nhật rất quý trọng lúa gạo, và những người nào biết cách sử dụng đũa để ăn sẽ nhanh chóng tạo thiện cảm ở người Nhật. Không được cầm đũa vung vẩy mọi nơi hay khoắng trộn thức ăn.
Trên đây là một số lưu ý khi giao tiếp với người Nhật Bản, hay tuân thủ những nguyên tắc trên để tạo thiện cảm với người dân đất nước mặt trời mọc nhé!
---------------------------------------------
Tin tức cùng chuyên mục :
- Tìm hiểu về chế độ lương hưu - tiền bảo hiểm hưu trí khi làm việc tại Nhật Bản
- Nghệ thuật pha trà và thưởng thức Trà đạo Nhật Bản
Tin tức khác :
-
Tư vấn nghiệp vụ 2
Hotline : 0243.7366.771
Email : gfs.tranco@gmail.com
10 Nam TTS Cơ khí tỉnh Chiba, Aichi
-
TRANCO Chúc mừng 10 bạn thi đỗ đơn hàng Dịch vụ Nhà hàng Nhật Bản
-
Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2019 uy tín hàng đầu
-
Hướng dẫn viết hồ sơ thi năng lực JLPT chi tiết nhất
-
Thông tin kỳ thi Năng Lực Tiếng Nhật JLPT 12/2019 ở Hà Nội - Việt Nam
-
THÔNG TIN TRÊN BẢNG LƯƠNG CỦA NHẬT BẢN